Trong các bài thi JLPT từ N5 đến N1 có lẽ bạn sẽ không lạ gì khi trong bài thi luôn luôn có 1 vài câu chọn trợ từ. Trợ từ là cái mà chúng ta ai cũng học ngay từ lúc mới bắt đầu nhưng bạn rất hay sai dạng bài này và đôi khi dịch câu không thể hiểu hết được tại sao lại sử dụng trợ từ đó. Nếu đây là bạn thì bài viết này dành cho bạn.
CÁC KIỂU SAI TRỢ TỪ
KIỂU 1: Hiểu sai ý nghĩa sử dụng với từ tiếng Việt để dịch trợ từ đó.
Đây là lỗi nhiều người mắc phải nhất. Ví dụ mình hỏi trợ từ 「の」thì chắc chắn nhiều bạn trả lời là “ của”, và hỏi 「は」thì nhiều bạn trả lời “ là, thì, rằng”. Nhưng các bạn ơi đó chỉ là từ tiếng Việt mà thôi. nếu biết cái đó khi ghép vào câu, khi viết câu bạn sẽ rất khó. Phải hiểu rõ Ý NGHĨA sử dụng của từng trợ từ.
KIỂU 2: Luôn suy nghĩ: học là học thế thôi chứ trợ từ không quan trọng.
Tại sao á? là vì trong văn nói một số trợ từ được loại bỏ nên mọi người nghĩ nó không quan trọng. Nhưng bạn ơi, thực ra trong văn nói nó được rút gọn đi là chỉ một số trường hợp thôi, và trong văn nói nó có ngữ cảnh để bạn ngầm hiểu. Còn văn viết nếu bỏ hết đi thì nó sẽ giống như thế này “「母叱られる」”bị mẹ mắng” hay “ mẹ bị mắng” ạ? Khó hiểu đúng không. Nếu bạn hiểu bản chất ý nghĩa từng trợ từ bạn sẽ hiểu trợ từ nào có thể rút gọn đi còn trợ từ nào không.
KIỂU 3: Chủ quan
Vì toàn bộ trợ từ mình học ở sơ cấp nên sẽ có những bạn nghĩ vì nó cơ bản quá nên xem nhẹ đặc biệt đối với những bạn học N3, N2 khi gặp bài tập về trợ từ thường hay chủ quan lướt qua, không thèm suy nghĩ luôn cứ thấy đọc thuận miệng là chọn.
Nhưng, thực sự trợ từ được ví giống như cái khớp nối giữa các bộ phận câu lại với nhau tạo thành câu, khung câu. Nếu sai trợ từ có thể sẽ dịch sai hoàn toàn ý mà tác giả muốn nói đến hoặc khó hiểu câu.
例:二人とは食事をしました。Nếu nhìn nhanh sẽ có rất nhiều bạn dịch : ” Hai người đó dùng bữa với nhau” trong khi ở câu tác giả sử dụng trợ từ [とは] tức là: “ Tôi đã dùng bữa với hai người đó. “
Đây mới chỉ là một ví dụ rất nhỏ thôi ạ. Vậy đối với câu dài hơn thì việc xác định kỹ ý nghĩa của trợ từ là thực sự cần thiết. Hôm nay mình đưa các bạn về Ý NGHĨA bản chất nhất của từng trợ từ.
TRỢ TỪ「は」.
Ý nghĩa: Lôi trước nó ra làm chủ đề nói đến trong câu và muốn nhấn mạnh những đặc trưng của chủ đề đó ở phía sau. Hay mọi người thường nói 「は」là nhấn mạnh ở đằng sau- điều này đúng nhé.
Từ tiếng Việt để dịch: Thì, là, rằng,..
Để hiểu kĩ hơn trợ từ này mọi người có thể nghĩ đến 2 câu sau:
「私はヒンです。」、「私がヒンです」cả hai câu đều chung một nghĩa “ Tôi là Hin” nhưng trong trường hợp giới thiệu bản thân mình đều dùng 「私はヒンです。」đúng không ạ? vì khi đó ta muốn lôi ta làm chủ đề nói đến và đằng sau câu đó toàn là thông tin về mình nè.( Có ai giới thiệu bản thân và xin chào các bạn mình là…. người yêu cũ của mình thì…. không ạ? ahihi ).
TRỢ TỪ「が」:.
Ý nghĩa: Ngăn cách chủ và vị ngữ trong câu, muốn nhấn chủ ngữ tức là nếu không phải đối tượng đó thì không phải là đối tượng nào khác. Chủ ngữ có thể là: chủ thể thực hiện hành động, đối tượng tồn tại, cảm tình, kỳ vọng, khẳ năng ,…
Từ tiếng Việt để dịch: Thì, là, rằng,..
Vẫn ví dụ ở bên trên, câu「私がヒンです」không dùng trong giới thiệu bản thân mà dùng trong trường hợp người ta hỏi trong 1 nhóm người bạn là ai thì bạn có thể dùng nó. Nó có ý nghĩa nhấn mạnh à tôi, tôi là Hin nha. Đến đây bạn hiểu hết chưa ạ?
– CHÚ Ý: Trợ từ 「が」trong đọc hiểu giữ một vai trò quan trọng giúp chúng ta tránh được một lỗi rất hay gặp trong đọc là xác định nhầm đối tượng thực hiện động từ này nhầm qua đối tượng kia. Vì 「が」phân cách giữa chủ ngữ và vị ngữ nhưng chủ và vị của nó luôn luôn là cụm từ có nghĩa gần kề nó nhất.
Ví dụ: [学を出てから働き始めた多くの若い人が、大学時代にもっと勉強をしておけばよかったと後悔したり残念がったりしている姿をよく見かけます.]
Câu này「 多くの若い人が」 là chủ ngữ và vị ngữ gần kề nó nhất chính là 「〜と後悔したり残念がったりしている」—> Câu bị khuyết người thực hiện「 姿をよく見かけます 」là Tôi và đang bị khuyết đi.
– Ngoài ra trợ từ này không thường được dùng để liệt kê và đi gần kề nhau ví dụ: 「私が母が作ったケーキを食べた。」」ビールが水が なんでもあります」Hai câu này hoàn toàng không đúng nhé các bạn.
TRỢ TỪ「も」
Ý nghĩa: Trợ từ này có bản chất sử dụng giống như 「が」, nhưng dùng để 同類・強調・並立 tạm dịch là: cùng loại nhau, nhấn mạnh, side by side.
Từ tiếng Việt để dịch: Cũng
Ví dụ:
ー私もベトナム人です。
ー何も食べません
TRỢ TỪ「を」
Ý nghĩa: Trước trợ từ 「を」 là đối tượng chịu tác động của hành động. Nhưng trên thực tế có thể chia ra làm rất nhiều trường hợp cụ thể để dễ hiểu hơn như sau: Đối tượng tha động từ, đối tượng của hành động sai khiến, đối tượng của tình cảm, Biểu thị điểm xuất phát, điểm rời xa, điểm bắt đầu của hành động hay biểu hiện cái điểm ( địa điểm) thông qua khi di chuyển.( Để rõ hơn về trợ từ này bạn tìm đọc bài viết của mình về chi tiết từng trợ từ nhé)
例:(1) 日本語 を 勉強します。
(2) 先生は学生 を 立たせた。
(3) 家 を 出ます。
(4)橋 を 渡る. Không thể nói như :✕橋 で 渡る。
(5)楽しい1日を過ごしました。
TRỢ TỪ「で」
Ý nghĩa: trợ từ で」 có rất nhiều nghĩa cụ thể: Nhấn mạnh hành động xảy ra tại nơi chốn, vì, nối câu, phương tiện khoảng thời gian.
Từ tiếng Việt để dịch: theo thứ tự là: tại, vì, bằng, và.
例:(1)レストランで食べます。
(2)コロナで日本に行けません。
(3)ヒンさんは綺麗で優しいです。
(4)車で来ました
TRỢ TỪ「に」
Ý nghĩa: Nhấn mạnh nơi chốn xảy ra hành động, đối tượng, thời gian( điểm tg), mục đích
Với trợ từ 「に」và「で」 điều đi với nơi chốn, thời gian nên mình phải thật để ý nhé. Và đặc biệt chú ý khi thấy 「に」mà đi với động từ thì chỉ có thể là mục đích nhé!
Ví dụ:
1)単語を覚えるにはどうすればいいですか?
2)机の上に本があります。
TRỢ TỪ「の」
Ý nghĩa: bổ nghĩa đằng trước bổ nghĩa, làm rõ nghĩa cho đối tượng đằng sau, thay thế が chỉ đối tượng của hành động .
Từ tiếng Việt để dịch: của, thì, là
Ví dụ: 1)母の作ったケーキを食べました。
2)友達のヒンさんは綺麗です。
TRỢ TỪ「と」
Ý nghĩa: Trợ từ này có 5 cách sử dụng chính
– Người cùng làm, đối tác của hành động. Ở ý nghĩa này trợ từ と thường hay được dịch là “Với, và”
友達と話す。Nói chuyện với bạn
私は彼氏と日本語を勉強します。Tôi học tiếng Nhật cùng với người yêu.
– Biểu thị đối tượng so sánh. Thường được dịch là “ Và” ” Với”
日本 と ベトナム と どちらが大きいですか。 Nhật Bản và Việt Nam nước nào lớn hơn?
彼は父と似ている. Anh ấy giống với bố
– Nội dung của trạng thái, suy nghĩ, hành động hay trích dẫn một nội dung. Ở ý nghĩa này trợ từ と thường được dịch là “Rằng “ — Hay と nội dung. Tức là bên trong chứa 1 nôi dung bổ nghĩa cho đằng sau と.
日本人が厳しいと思います。Nghĩ rằng ra ngừơi Nhật nghiêm khắc.
[こんにちは。」と言った。Nói rằng là ” Chào buổi trưa”.
– Kết quả của sự biến đổi
心配事が事実となる. Việc lo lắng sẽ trở thành sự thực.
氷が水となる。Đá trở thành nước( đá tan thành nước)
– Biểu thị một giả định hay một điều kiện của để một sự việc sảy ra. Ở ý nghĩa này chúng ta hay xem như đây là một ngữ pháp và dịch là: ‘khi mà, nếu mà, hễ mà,…”
この本を読むと睡眠不足になるよ. Nếu mà đọc quyển sách này thì sẽ thiếu ngủ đấy.
左へ行くと トイレだ。Nếu đi về phía bên phải thì là cái toilet
TRỢ TỪ「へ」
Ý nghĩa: Hướng di chuyển của hành động, tức là phía sau nó là một hành động. Trợ từ này các bạn thường nói là đi đến đâu ế đến đó đấy ạ.
Ví dụ: 学校へ行きます.
TRỢ TỪ「でも」: trợ từ này ai cũng biết nó có ý nghĩa cho dẫu, nhưng thực ra nó còn dùng để đưa ra làm gợi ý , làm ví dụ nữa nha.
Ví dụ: コヒでも飲みませんか?
TRỢ TỪ「から」: trợ từ này ai cũng biết có nghĩa là vì hoặc từ. Nếu là từ 1 gì đó thì thường sẽ đi với danh từ. Còn nếu là vì thì thường hay đi với thể thông thường kết thúc câu. Đây là một trợ từ dễ nhưng khi sử dụng sai nghĩa cũng làm cho câu văn kỳ lắm.
TRỢ TỪ MỞ RỘNG 「には」、「とは」、「とも」、「にの」、「への,….
Ý nghĩa: Trợ từ mở rộng, trợ từ trước là trợ từ chính, trợ từ sau chỉ là trợ từ thêm vào. Ví dụ như câu trên đầu nè 二人とは食事をしました.
Khi làm bài trợ từ mà xuất hiện loại trợ từ này thì đầu tiên bỏ hết trợ từ phía sau, chỉ xét trợ đầu nếu trợ từ đứng đầu đi được thì trợ từ phía sau mới đi được. Trợ từ sau thêm vào để: hợp thức hoá cách chia (ví dụ 金閣時への行き方)、đưa vào ý đồ sử dụng( đưa về bản chất của trợ từ để giải thích) ví dụ: [二人とは食事をしました. ] điều là tôi đã đi ăn với 2 người đó nhưng ý đồ của câu này thêm 「は」tức là muốn lôi trước nó làm chủ đề nói đến trong câu tức là chủ đề mình muốn nói đến ở đây là 2 người, đằng sau mình sẽ nói về hai người đó nhiều hơn.
注意:Khi làm bài, khi đọc phải luôn luôn tư duy trợ từ trong đầu luôn luôn nảy tất cả ý nghĩa của trợ từ đó và lựa chọn nghĩa phù hợp nhất với ngữ cảnh vì nếu sai trợ từ ý nghĩa của câu sẽ thay đổi ngay nhé!.
File PDF 45 câu luyện tập trợ từ
File đáp án
Hinxu